Bảo vệ gan là gì?
Bảo vệ gan là xây dựng các thói quen lành mạnh, đảm bảo có lợi cho chức năng gan, giúp gan hoạt động ổn định, tránh gặp phải các tổn thương không mong muốn.
Các vấn đề bệnh lý về gan rất phổ biến nhưng triệu chứng thường khó phát hiện. Các dấu hiệu tổn thương có thể không xuất hiện trong giai đoạn đầu. Do đó, khi người bệnh đi khám, bệnh gan đã tiến triển đến giai đoạn muộn với nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí không thể điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên, gan có khả năng tự tái tạo, tổn thương dưới 25% có thể tái tạo hoàn toàn. Tổn thương lớn hơn vẫn có khả năng tái tạo nhưng không đạt được kích thước như ban đầu. Đó là lý do tại sao việc xây dựng thói quen, lối sống sinh hoạt lành mạnh có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe gan.
Để có một lá gan khỏe mạnh, bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
Hướng dẫn cách bảo vệ gan bài bản
Mỗi người có thể chủ động bảo vệ gan thông qua những biện pháp đơn giản và hiệu quả sau:
1. Duy trì cân nặng hợp lý
Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý gan do chuyển hóa hay còn gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non Alcoholic Fatty Liver Disease – NAFLD). Trong các hướng dẫn điều trị và dự phòng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) của nhiều hiệp hội về gan trên thế giới, giảm cân là biện pháp quan trọng giúp cải thiện tình trạng viêm gan và xơ hóa gan ở các trường hợp này.
2. Chế độ ăn cân đối
3. Tập thể dục thường xuyên
Phương pháp điều trị và dự phòng bệnh lý gan nhiễm mỡ bằng tập luyện thể dục đã được nêu ra trong các hướng dẫn của nhiều hiệp hội trên thế giới về bệnh lý gan, bệnh lý chuyển hóa. Chế độ phù hợp nhất là duy trì với bài tập aerobic 30 – 60 phút/ ngày và từ 3 – 5 ngày/tuần, kết hợp các bài tập kháng trở 20 – 30 phút mỗi ngày và từ 2 – 3 ngày trong 1 tuần.
4. Tránh tiếp xúc với các độc tố
Gan là cơ quan chính đảm nhận chức năng chuyển hóa và thải trừ các chất ngoại lai khỏi cơ thể. Bản thân các chất này cũng có thể gây tổn thương cho tế bào gan. Một số chất còn có khả năng gây ra ung thư gan, điển hình như Aflatoxin (độc tố do vi nấm Aspergillus sản sinh ra). Vì thế, thực phẩm bị nấm mốc, đặc biệt là ngũ cốc nên được loại bỏ, ngay cả khi chế biến ở nhiệt độ cao, aflatoxin vẫn có thể gây hại cho gan.
5. Hạn chế sử dụng rượu
Ngoài ra, lạm dụng rượu trong thời gian dài còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, cổ trướng, bệnh lý não gan, ung thư gan…
6. Không dùng bơm kim tiêm bị nhiễm bẩn
Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm truyền… tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh lây qua đường máu, trong đó có các loại virus viêm gan như virus viêm gan B, virus viêm gan C…
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, ung thư gan trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong chiến lược hành động để hướng tới mục tiêu điều trị viêm gan virus vào năm 2030 của WHO cũng có đề ra phương pháp kiểm soát phòng lây nhiễm bệnh qua các dụng cụ tiêm truyền.
7. Đi khám bác sỹ ngay nếu có tiếp xúc với máu người khác
Đường máu là một trong những con đường lây nhiễm các virus viêm gan như HBV, HCV. Ngay sau khi tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác, bạn cần đi thăm khám sớm để có biện pháp kiểm soát các tác nhân lây bệnh qua đường máu nói chung và virus viêm gan B, virus viêm gan C nói riêng.
8. Không dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân
Các đồ dùng vệ sinh cá nhân có thể dính máu trong quá trình sử dụng. Do đó, thói quen dùng chung với nhiều người có thể dẫn đến lây nhiễm chéo các mầm bệnh qua đường máu, điển hình là virus viêm gan HBV, HCV.(1)
9. Đảm bảo an toàn tình dục
Virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV) có thể lây truyền qua đường tình dục khi dịch tiết sinh dục của người mang virus xâm nhập vào cơ thể người chưa bị nhiễm. Vì vậy, mỗi người nên chủ động đảm bảo tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi giao hợp, chung thủy mối quan hệ 1 vợ 1 chồng… để đảm bảo an toàn.
10. Rửa tay
Virus viêm gan A có thể lây qua đường ăn uống. Vì vậy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh tay thường xuyên là biện pháp hiệu quả để phòng tránh lây nhiễm.
11. Dùng thuốc đúng hướng dẫn sử dụng
Phần lớn các thuốc đều có chuyển hóa qua gan. Việc dùng thuốc không đúng hướng dẫn sử dụng (quá liều, phối hợp sai thuốc,…) có thể gây nên tình trạng viêm hoại tử tế bào gan ở các mức độ khác nhau. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng suy gan cấp phải ghép gan hoặc thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Vì vậy, bất cứ loại thuốc nào khi sử dụng cũng cần được tư vấn bởi bác sĩ về liều lượng, khả năng tương tác với các thuốc khác. Trong quá trình dùng thuốc, nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường, cần liên hệ với bác sỹ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá, loại trừ tình trạng quá liều hay tác dụng phụ của thuốc.
12. Tiêm phòng vaccine viêm gan virus
Hiện nay, thế giới mới chỉ có vaccine cho virus viêm gan A, virus viêm gan B và chưa có vaccine cho virus viêm gan C. Tuy nhiên, nhờ chiến lược tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ nhiễm viêm gan virus B đã giảm rõ rệt, đặc biệt là ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là kết quả đáng mừng thể hiện hiệu quả rõ rệt của biện pháp tiêm chủng.
13. Khám sức khỏe định kỳ
Bệnh gan thường không gây ra triệu chứng. Đó là lý do tại sao nhiều người mắc bệnh trong nhiều năm nhưng không hề hay biết, cho đến khi phát hiện, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn. Vì vậy, biện pháp tối ưu nhất là đi khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số xét nghiệm sàng lọc bệnh gan có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
- Hạn chế ăn các thức ăn giàu năng lượng, các chất béo bão hòa, các loại carbohydrat đã qua chế biến (bánh mỳ trắng, gạo trắng…) và đường.(2)
- Nên bổ sung chất xơ với nguồn cung cấp từ hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám.
- Nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, có thể dùng sữa ít chất béo, một lượng nhỏ phô mai.
- Nên sử dụng loại các chất béo không bão hòa đơn hoặc đa có nguồn gốc từ dầu thực vật, các loại hạt và cá.
- Nên uống nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho các hoạt động chuyển hóa và đào thải chất cặn bã của cơ thể.
- Viêm gan cấp tính
- Suy gan cấp
- Xơ gan do rượu
- Xét nghiệm máu: được thực hiện để kiểm tra chức năng gan, thường chỉ định trong trong quá trình khám sức khỏe định kỳ.
- Xét nghiệm sàng lọc bệnh gan: giúp xác định các dấu hiệu tổn thương gan ngay từ sớm.