Atiso

Atiso là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe như thải trừ các chất độc trong gan, giảm nồng độ cholesterol máu, giải nhiệt, an thần...

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Atiso

Tên khác: Atiso

Tên khoa học: Cynara scolymus L. Họ: Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm tự nhiên

Atiso được chia thành 2 loại:
Atiso xanh: Tên khoa học là Cynara Scolymus, họ nhà cúc. Cây cao khoảng 1 – 2m, hoa có lông tơ mềm bao phủ xung quanh. Tại Việt Nam, atiso xanh thường được trồng ở Đà Lạt và Sapa.
Atiso đỏ: Tên khoa học Hibiscus Sabdariffa, họ cẩm quỳ. Cây cao khoảng 1,5 – 2m, hoa có màu đỏ. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh 2 loại atiso này không có mối liên hệ gì với nhau.
Trong bài thông tin này, chúng tôi xin đề cập đến atiso xanh và một số công dụng của chúng. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng cơ bản nhất:
Cây atiso thuộc dạng thân thảo, hơi thấp. Lá mọc so le, phiến lá có răng cưa, dài khoảng 1 – 1,2m, rộng khoảng 50cm, có nhiều lông trắng ở cả 2 mặt lá. Mặt trên của lá có màu nâu hoặc màu lục, mặt dưới có màu xám trắng, có nhiều rãnh dọc nhỏ, song song. Cụm hoa mọc ở đầu, màu tím nhạt. Bao phủ xung quanh hoa là lá bắc ngoài dày và hơi nhọn, Phần gốc nạc của lá bắc và đế của hoa đều có thể dùng để ăn.

Phân bố, thu hái, chế biến

Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được người Pháp đưa về Việt Nam để trồng. Hiện nay, dược liệu này phổ biến ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo.
Hoa atiso được thu hoạch khi chưa nở, thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Lá atiso thường được thu hoạch vào trước tết m 1 tháng. Hoặc cũng có một số nơi thường thu hái lá vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa.
Người ta thường dùng hoa atiso để ăn sống. Còn phần lá sau khi thu hái sẽ được đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản ở nơi thoáng mát.

Bộ phận sử dụng

Lá (Folium Cynarae scolymi)
Hoa (Flos Cynarae scolymi)

Thành phần hoá học

Trong thân và lá Atiso chứa 1 chất đắng có phản ứng Acid gọi là Cynarin (Acid 1 – 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.
Lá Atiso chứa:
Acid hữu cơ bao gồm:
Acid Phenol: Cynarin (acid 1 – 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).
Acid Alcol.
Acid Succinic.
Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid ( Luteolin – 7 – D Glucpyranozid), Scolymozid
(Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’ – Glucozid).
Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.
Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.
Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị, tác dụng:
Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
Công Dụng:
Thông mật, lợi tiểu, giảm Urê máu, hạ sốt, nhuận trường .
Chủ Trị:
Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.
Lá Ác ti sô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và Thấp khớp.
Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.
Thân và rễ Ác ti sô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

Theo y học hiện đại

Dùng dung dịch Atiso tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ, lượng mật bài tiết tăng gấp 4 lần ( M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).
Uống và tiêm Atiso đều có tác dụng tăng lượng nướctiểu, lượng Urê trong nướctiểu cũng tăng lên, hằng số Ambard hạ xuống, lượng Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống. Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu. (Tixier, De SèzeM.Erk và Picard. 1934 – 1935).
Tăng tiết
Atiso không gây độc.

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu tại https://tracuuduoclieu.vn/atiso-vt.html
GS.TS. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr. 221-222